Top 7 cây dược liệu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao

7-cay-duoc-lieu-ngan-ngay

Ngày nay, việc trồng cây dược liệu đã trở nên phổ biến hơn. Chúng không chỉ giúp ích cho việc chữa bệnh mà còn mang lại giá trị cao về kinh tế. Dưới đây là 7 cây dược liệu ngắn ngày maydongyvnk.com, bạn có thể tham khảo và trồng nếu có nhu cầu. 

1.Xạ đen

Đây là loại cây thuộc dạng bụi leo rất dễ sinh sôi và phát triển. Do đó, mọi người không cần tốn nhiều công sức chăm sóc và tìm hiểu về kỹ thuật trồng. Chúng thường mọc ở bờ kênh và những khu vực gần đồng ruộng. Tuy nhiên, để thu lại được giá trị cao thì nên trồng xen kẽ tán cây rừng và cây ăn quả. 

Xạ đen là cây bụi leo
Xạ đen là cây bụi leo

2.Khôi tía

Nói đến 7 cây dược liệu ngắn ngày, chúng ta không thể không kể đến Khôi tía. Loài cây này có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Quá trình trồng Khôi tía khá đơn giản và không tốn nhiều công sức. Bạn có thể dùng các đoạn từ thân cây mẹ để giâm trên cát ẩm và chăm bón đến khi thu hoạch. 

3.Hoàn Ngọc

Công dụng nổi trội nhất của Hoàn ngọc đó chính là khả năng giải độc. Loại cây dược liệu này được trồng khá phổ biến tại nước ta nên có thể dễ dàng tìm thấy nếu cần sử dụng. Vì là cây ngắn ngày nên có thể chăm sóc và thu hoạch nhanh chóng, góp phần mang lại giá trị cao về kinh tế. 

Xem ngay:  5 loại dược liệu chứa saponin quen thuộc trong cuộc sống
Hoàn Ngọc có công dụng giải độc
Hoàn Ngọc có công dụng giải độc

4.Khôi nhung 

Khôi nhung hay lá khôi là cây dược liệu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Loại cây này có công dụng chữa các bệnh về dạ dày. Chúng là cây thân bụi có lá mọc so le với mép răng cưa. Điểm đặc biệt mà bạn có thể nhận ra cây Khôi nhung đó là lá dạng gân nổi và bề mặt màu lục mịn như nhung.

Cây dược liệu này được trồng nhiều ở các tỉnh như Bắc Giang, Quảng Ninh,…Một năm chúng ta có thể trồng khoảng 8 đến 10 đợt. Nên hãy tận dụng đất để trồng khôi nhung nếu có thể để thu được nhiều giá trị về mặt kinh tế. 

5.Cà gai leo 

Cà gai leo là một trong 7 cây dược liệu ngắn ngày được trồng phổ biến tại Việt Nam. Kỹ thuật trồng loại cây này không quá khó và tốn ít thời gian nên ai cũng có thể thực hiện. Cà gai leo được biết đến là dược liệu giúp chữa phong thấp, chống viêm và giải rượu. Bên cạnh đó, loại cây này còn giúp giảm cảm giác mệt mỏi, chán ăn,…

Cà gai leo được trồng rất phổ biến
Cà gai leo được trồng rất phổ biến

6.Sài đất

Sài đất hay cúc nháp, húng trám là cây mọc hoang. Bạn có thể nhìn thấy loại cây này ở khắp nơi, đặc biệt là vùng thôn quê ở khu vực đất trống tươi tốt. Sài đất được sử dụng để thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, giải độc cho cơ thể. 

Tương tự như các loại cây khác, quá trình trồng và chăm sóc sài đất không mất nhiều công sức. Vậy nên, mọi người nếu muốn tăng thu nhập bằng việc trồng dược liệu có thể chọn sài đất. 

Xem ngay:  Máy sấy dược liệu là gì? Ưu nhược điểm của nó ra sao?

7.Đinh Lăng

Đinh Lăng là cái tên khá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những ai am hiểu về dược liệu. Đây là cây thân nhẵn với lá kép răng cưa không đều. Đinh Lăng có mùi thơm nhẹ và được trồng phổ biến ở nước ta. Cây dược liệu này mọc hoang nên sức sống rất mãnh liệt. Chúng xuất hiện nhiều ở các tỉnh vùng cao như Yên Bái, Lào Cai,…

Đinh Lăng trồng nhiều ở Yên Bái
Đinh Lăng trồng nhiều ở Yên Bái

Theo dân gian, Đinh Lăng có 7 loại khác nhau với nhiều công dụng. Chúng không chỉ giúp giải độc mà còn tăng cường tuần hoàn máu, chống dị ứng, trị bệnh kiết lị. 

>> Tìm hiểu thêm:

Lời kết 

Trồng dược liệu không chỉ góp phần cung ứng cho thị trường mà còn giúp gia tăng giá trị về kinh tế. Hy vọng sau khi tìm hiểu 7 cây dược liệu ngắn ngày trên đây, mỗi người sẽ có thêm sự lựa chọn để quyết định nên trồng gì. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *