Thực tế, dược liệu chứa flavonoid xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thế nhưng, không phải ai cũng biết và hiểu rõ công dụng của chúng. Trong bài viết dưới đây, maydongyvnk.com sẽ chia sẻ cho bạn 5 cái tên quen thuộc.
Flavonoid thực chất là gì?
Đây là chất chuyển hóa trung gian có trong thực vật. Nó thường có màu tím đỏ, xanh hoặc không màu. Flavonoid còn được gọi là vitamin P có tác dụng thẩm thấu vào thành của mạch máu.
Theo các chuyên gia, Flavonoid được chia thành những loại cơ bản như:
- Isoflavonoids
- Neoflavonoids
- Bioflavonoids hoặc flavonoids
6 dược liệu chứa flavonoid trong cuộc sống
Những loại dược liệu có chứa flavonoid đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chúng xuất hiện ở xung quanh chúng ta nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây là những loại thảo dược nổi bật:
Hoa hòe
Hoa hòe là loại cây có mùi thơm và vị đắng nhẹ mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ có chứa flavonoid, loài hoa này còn có cả oxymatrine và troxerutin. Đây đều là chất chống oxy hóa mạnh giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tuần hoàn.
Chưa dừng lại ở đó, thành phần rutin từ hoa hòe còn có công dụng tăng cường sức chịu đựng mao mạch, làm bền vững thành mạch. Rutin còn góp phần vào việc ổn định huyết áp, chữa bệnh trĩ, viêm khớp.
Râu mèo
Đây là một vị thuốc nam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Loại cây này sống lâu năm ưa ẩm và ưa sáng. Chúng được tìm thấy nhiều ở những vùng núi như Cao Bằng, Hòa Bình, Lâm Đồng,,…
Loại dược liệu này ngày càng được dùng rộng rãi vì nó có nhiều công dụng như:
- Dịch tiết ra từ râu mèo có công dụng tăng cường bài tiết nước tiểu bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch.
- Râu mèo khô được sử dụng để hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Thành phần của râu mèo có công dụng giúp bảo vệ gan tránh khỏi tổn hại của Paracetamol khi dùng quá liều.
- Ngoài ra, thảo dược này còn giúp trị đau nhức, tăng đề kháng, làm giảm đường huyết.
Xem thêm >>
- Trồng cây dược liệu bán ở đâu an toàn, uy tín tại Việt Nam
- Mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên
Kim ngân hoa
Thêm một loại dược liệu chứa flavonoid nữa mà bạn không nên bỏ qua đó là Kim ngân hoa. Đây là cây leo có hoa mọc thành cụm xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Bắc.
Kim ngân hoa có chứa thành phần Flavonoid và cả tinh dầu. Nó được dùng để giúp cầm máu, chống choáng phản vệ, làm tăng đường huyết và ức chế một vài loại vi khuẩn.
Hoàng cầm
Hoàng cầm thuộc loại cây thân thảo thích sống ở những nơi ẩm và mát. Cây có thân mọc đứng, rễ phình to và lá mọc đối. Hoa của Hoàng cầm có màu lam tím và thường mọc ở đầu cành. Nếu để ý có thể bạn sẽ nhận ra loại thảo dược này dễ dàng.
Không chỉ chứa Flavonoid, trong Hoàng Cầm còn có nhiều thành phần khác như baicalein, tanin, scutellarin, wogonin,…Trong Đông y, hoàng cầm là vị thuốc có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, an thần khá hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, loại thảo dược này còn có chức năng ổn định huyết áp, tăng cường chức năng mật và điều hòa thân nhiệt.
Sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính mát thường được mọi người sử dụng khá phổ biến. Không chỉ để giải nhiệt, sắn dây còn là nguyên liệu của những bài thuốc giúp chữa nôn mửa, ngộ độc rượu. Đặc biệt, củ sắn dây đêm tán vụn phơi khô còn được dùng để giải khát khi pha với nước nóng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Phúc bồn tử – dược liệu chứa flavonoid
Quả phúc bồn tử có chứa chứa anthocyanin và các ellagitannin. Ngoài ra loại quả này còn có vitamin C, carotenoid, acid hữu cơ như acid citric, malic, acid ellagic và đặc biệt là flavonoid. Trong rễ cây phúc bồn tử cũng có chứa alkaloid ngoài ra lá chứa tanin đều là những hoạt chất có ích.
Cách sử dụng dược liệu phúc bồn tử khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng cành lá già phơi khô để nấu nước uống. Cách làm này sẽ giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh. Với phụ nữ sau sinh cũng có thể sử dụng loại nước nấu từ cây phúc bồn tử để trị viêm tuyến vú. Quả phúc bồn tử cũng có tác dụng trong điều trị chứng thận hư, liệt dương hay đái són, hoạt tinh và di tinh.
Lời kết
Trên đây là 6 loại dược liệu chứa flavonoid mà không phải ai cũng biết. Hy vọng sau khi tìm hiểu, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về những loại thảo dược xung quanh mình và công dụng thiết thực của nó.