Mô hình trồng cây dược liệu quý ngày càng được mở rộng hơn, đặc biệt ở các tỉnh vùng đồi núi. Tuy nhiên, mô hình trồng trọt này có điểm gì nổi bật, có tác động gì đối với nền kinh tế Việt Nam. Bài viết dưới đây của maydongyvnk.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình trồng dược liệu quý.
Tiềm năng từ mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta sở hữu thời tiết nhiều nắng, nhiều gió và có cả mùa đông. Hơn nữa, với sự khác biệt, đa dạng về từng miền khí hậu, địa hình đã tạo nên nhiều kiểu trạng thái rừng khác nhau. Có thể kể đến như rừng tre nứa, rừng gỗ lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao gỗ – tre, rừng tre nứa hay rừng gỗ lá rộng rụng lá,…. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tiềm năng phát triển đa dạng các loài cây thực vật nói chung và cây dược liệu nói riêng.
Theo Chi cục Kiểm lâm, mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên vô cùng thuận lợi. Mỗi loài được phân bố và tập trung ở các trạng thái hoặc khu vực rừng khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu để có giải pháp vừa đảm bảo bảo tồn nguồn gen và đảm bảo khai thác sử dụng có hiệu quả trở nên cần thiết.
Ví dụ như một số khu rừng có sự phân bố của các loài như ba kích, cốt toái bổ, xáo tâm phân, sâm bố chính, bụt giấm. Ngoài ra, những cánh rừng tự nhiên khác có sự phân bố của nhiều loài nấm linh chi. Một số khu bảo tồn thiên nhiên khác sẽ có cốt toái bổ, mài gừng, lan kim tuyến, thổ phục linh. Hoặc thậm chí có nơi trồng cả trà hoa vàng quý hiếm,…
Nhờ những loài dược liệu đa dạng này góp phần phát triển tiềm năng và nhân rộng lớn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội nếu có sự đầu tư kịp thời, khai thác hợp lý.
Tiềm năng từ mô hình trồng cây dược liệu quý
Lợi ích từ mô hình trồng cây dược liệu quý dưới rừng
Nhiều nông dân cho biết rằng, xây dựng mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên thu về giá trị cao, thị trường tiêu thụ lớn. Đặc biệt là những loại cây như nấm linh chi, khoai mài, sâm bố chính. Đây được coi là triển vọng để nhân rộng việc nhận khoán bảo vệ rừng đối với các hộ dân. Góp phần nâng cao nhận thực của mọi người trong vấn để quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng xanh.
Mô hình trồng cây này còn tạo việc làm và tăng thu nhập lâm sản cho người dân địa phương. Đồng thời, cơ cấu lại sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp sao cho đáp ứng nhu cầu và lợi thế thị trường, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, trồng dược liệu quý tại khu vực thuộc địa phận giáp ranh còn tăng cao ý thức người dân bảo vệ chủ quyền, đường biên giới quốc gia. Thông qua công tác vun lại gốc cây bị xói lở sau mưa sẽ giúp phủ xanh đất trống đồi trọc. Hơn nữa, trồng dược liệu quý mang lại nguồn thu nhập tương đối cho người dân. Tạo nên những loài cây thuốc sạch bảo vệ sức khỏe con người.
Lợi ích từ trồng cây dược liệu quý
Mô hình trồng trọt cần song hành chính sách đầu tư từ Nhà nước
Để mô hình kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn thì cần phải lồng ghép các chính sách đầu tư của Trung ương, địa phương cũng như cần có giải pháp cân đối hợp lý nguồn vốn thực hiện.
Bên cạnh đó, địa phương, hộ gia đình cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế ổn định, thống nhất các khâu “Trồng, chăm sóc – Khai thác – Chế biến – Tiêu thụ sản phẩm”. Như vậy mới tránh được các trường hợp được mùa, mất giá như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.
Qua đây, bài blog hy vọng bạn cũng có thể thấy mô hình trồng cây dược liệu quý tạo nên tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế cũng như bảo tồn rừng tự nhiên.
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại dược liệu ngâm rượu có lợi cho sức khỏe
- Góc giải đáp thắc mắc: Trồng dược liệu bán cho ai?