Có những kỹ thuật chiết xuất dược liệu nào phổ biến? Mặc dù chúng ta đang sử dụng dược liệu mỗi ngày nhưng lại không biết được chúng được tạo ra như thế nào. Trong bài viết này, maydongyvnk.com sẽ chia sẻ những thông tin để mọi người hiểu rõ hơn.
Chiết xuất dược liệu để làm gì?
Những loại dược liệu có mặt trong tự nhiên thường chứa nhiều hoạt chất. Không phải thành phần nào cũng có lợi cho con người. Hoặc chúng chỉ có công dụng khi được kết hợp với những nguyên liệu khác. Mục đích của việc áp dụng kỹ thuật chiết xuất dược liệu là để tạo ra những phần riêng, tinh chất hoặc chế phẩm toàn phần. Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng thu được hoạt chất tinh khiết để làm thuốc hoặc bán tổng hợp để ra thuốc mới.
Ngoài ra, chiết xuất dược liệu còn có vai trò mang đến nguồn cung cấp nguyên liệu dược phẩm để làm các loại thuốc. Điều này đã đóng góp to lớn và việc chăm sóc sức khỏe mọi người và phát triển y học.
4 kỹ thuật chiết xuất dược liệu phổ biến
Để có thể chiết xuất dược liệu dễ dàng, các chuyên gia sẽ áp dụng những kỹ thuật cơ bản dưới đây.
Chiết xuất dược liệu bằng kỹ thuật siêu âm
Có thể bạn chưa biết sóng siêu âm có tác dụng làm tăng sự hòa tan của các chất trong dung môi. Đồng thời nó còn giúp quá trình khuếch tán diễn ra nhanh hơn. Vậy nên để có thể chiết xuất dược liệu dễ dàng thì một số đơn vị sẽ áp dụng sóng siêu âm với tần số trên 20 KHz.
Với những cơ sở chiết xuất quy mô lớn thì sẽ đưa đầu phát siêu âm vào trực tiếp bình chiết. Như vậy, kết quả chiết xuất thu lại sẽ được như ý muốn.
Dùng vi sóng để chiết xuất dược liệu
Thêm một kỹ thuật chiết xuất dược liệu nữa mà mọi người nên biết đó là dùng vi sóng. Phương pháp này có công dụng tăng tiếp xúc pha, khuấy trộn để tăng hiệu suất phản ứng. Hiện nay, kỹ thuật vi sóng được áp dụng rộng rãi vì có những tính năng vượt trội nhất định.
Kỹ thuật chiết xuất dược liệu bằng cồn
Phương pháp này nghe có vẻ khá đơn giản và dễ thực hiện. Thế nhưng, thực tế nó thường được ứng dụng ở các phòng thí nghiệm hoặc cơ sở chuyên nghiệp. Nếu dịch chiết còn cô đặc thì có thể thêm vào dung môi hữu cơ không phân cực. Điểm nổi bật của phương pháp chiết xuất bằng cồn là ít tốn kém chi phí. Tuy nhiên, nó mất nhiều thời gian vì các thao tác được thực hiện thủ công.
Kỹ thuật chiết xuất Saponin
Saponin là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt và tạo bọt. Chính vì thế, mọi người thường dùng nó để tẩy và nhũ hóa. Đồng thời saponin còn giúp tăng tính thấm của biểu mô. Bởi mang đến nhiều lợi ích nên nó được dùng để chiết xuất dược liệu ở cơ sở chuyên nghiệp.
Hệ thống chiết xuất dược liệu có những gì?
Những đơn vị muốn thực hiện chiết xuất dược liệu thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những yếu tố dưới đây:
Kỹ thuật, công nghệ chiết xuất
Không chỉ đầu tư vào khu vực trồng dược liệu, các đơn vị còn phải chú ý đến công nghệ, kỹ thuật thực hiện. Đây là yếu tố cơ bản đảm bảo các sản phẩm khi tạo ra sẽ đạt được chất lượng như ý.
Máy móc, thiết bị chiết xuất
Chiết xuất dược liệu đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác rất cao. Vậy nên, việc chú trọng vào máy móc, trang thiết bị là điều đương nhiên. Tùy theo ngân sách mà các đơn vị có thể chọn loại máy phù hợp đảm bảo tối ưu chi phí và hiệu quả của quá trình chiết xuất.
Dây chuyền áp dụng khi chiết xuất dược liệu
Bên cạnh công nghệ thì dây chuyền cũng là yếu tố cần quan tâm. Khi lựa chọn dây chuyền chiết xuất thì cần phải xem xét tính năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
> Tìm hiểu thêm:
Lời kết
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người sẽ phần nào hiểu rõ hơn về các kỹ thuật chiết xuất dược liệu thực tế.
Nếu có nhu cầu chọn mua máy móc để phục vụ cho việc điều chế dược liệu thì hãy liên hệ ngay để được tư vấn:
- Điện thoại: 0943 148 666 – 0969 578 901
- Email: maydongyvnk@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/maydongyvnk