Có lẽ chúng ta đã từng nghe qua về GMP nhưng lại không hề hiểu rõ ý nghĩa của nó. Vậy tiêu chuẩn GMP là gì? Cần đáp ứng những yêu cầu gì để được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn này. Trong bài viết dưới đây, maydongyvnk.com sẽ chia sẻ cho bạn mọi thông tin để cùng hiểu rõ hơn.
Tìm hiểu tiêu chuẩn GMP là gì?
GMP viết tắt của Good Manufacturing Practices là tiêu chuẩn về việc thực hành sản xuất tốt đảm bảo làm ra những sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Tiêu chuẩn GMP là điều kiện để phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được Bộ Y Tế ban hành. Sự ra đời của tiêu chuẩn này nhằm mục đích kiểm soát những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nó còn giúp quản lý các mối nguy từ việc lắp đặt trang thiết bị, máy móc, lựa chọn nguyên liệu đến quy trình chế biến, đóng gói.
Một số yêu cầu cần đáp ứng trong tiêu chuẩn GMP
Những đơn vị muốn đạt được chuẩn GMP thì cần phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây:
Về nhà xưởng và các phương tiện dùng để chế biến
Nếu muốn đạt chuẩn GMP thì nhà xưởng và các phương tiện khác cần phải được thiết kế, lắp đặt theo đúng trình tự của dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhà xưởng phải được phân chia theo chức năng riêng biệt để tránh sự lẫn lộn trong khi sản xuất.
Về điều kiện vệ sinh
Những thiết bị, dụng cụ được dùng để sản xuất cần phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh theo tiêu chuẩn. Thêm vào đó là hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải cũng phải được lắp đặt theo quy chuẩn để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh.
Về quá trình chế biến
Những doanh nghiệp muốn cấp chức nhận đạt GMP thì quá trình sản xuất phải có biện pháp kiểm soát nguyên liệu, quá trình chế biến, đóng gói. Đặc biệt là phải có các biện pháp ngừa nhiễm bẩn và phải thử nghiệm các chỉ tiêu hóa học, vi sinh.
Về sức khỏe của người lao động
Con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Vậy nên, để đảm bảo mọi thứ suôn sẻ thì cần phải triển khai chương trình khám sức khỏe định kỳ. Việc này còn giúp chủ động phát hiện những trường hợp truyền nhiễm để nhanh chóng cách ly, tránh lây lan. Đối với người lao động có tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thì cần phải trang bị đầy đủ những trang phục bảo hộ theo quy định.
Về bảo quản và quá trình phân phối sản phẩm
Bảo quản và phân phối sản phẩm là hai công đoạn khá quan trọng. Theo tiêu chuẩn GMP, khi bảo quản và phân phối cần phải tránh những tác nhân về hóa, sinh, lý để không làm ảnh hưởng chất lượng của các sản phẩm tạo ra.
Về phạm vi áp dụng GMP
Tiêu chuẩn GMP được áp dụng cho các đối tượng trong phạm vi như:
- Nhân sự trong đơn vị
- Nhà xưởng nơi sản xuất
- Thiết bị phục vụ sản xuất
- Quá trình sản xuất cùng với chất lượng sản phẩm
- Quá trình kiểm tra từ nguyên liệu đến sản phẩm bao gồm cả khâu vệ sinh
- Xử lý sản phẩm không tốt và giải quyết khiếu nại
- Kiểm soát hồ sơ và tài liệu khi thực hiện.
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn GMP
Một doanh nghiệp sản xuất dược liệu, thuốc sẽ nhận được những lợi ích như sau khi áp dụng tiêu chuẩn GMP:
- Các quá trình quan trọng trong sản xuất đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn. Đồng thời, thực hiện để đảm bảo sự ổn định và phù hợp với các đặc điểm kỹ thuật.
- Điều kiện phục vụ cho quá trình sản xuất dược liệu được xác định và đưa ra yêu cầu để thực hiện và kiểm soát một cách rõ ràng.
- Chi phí thấp hơn do quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa, thiết bị được xác định rõ ràng để đầu tư hiệu quả cùng các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng..
- Cải thiện tính năng động, trách nhiệm của đơn vị và hiểu biết công việc của đội ngũ nhân viên. Từ đó, tăng cường sự tin cậy của khách hàng và cơ quan quản lý. Tiêu chuẩn GMP đạt được sự công nhận Quốc tế, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị.
Những lĩnh vực nào áp dụng tiêu chuẩn GMP
Hiện nay, tiêu chuẩn GMP được áp dụng hầu hết các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm cần đảm bảo yêu cầu cao về vệ sinh như:
- Thực phẩm – mỹ phẩm
- Dược phẩm – thiết bị y tế
> Tìm hiểu thêm:
Lời kết
Những thông tin chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn tiêu chuẩn GMP là gì và những yêu cầu cơ bản. Từ đó, nếu đơn vị muốn được cấp chứng nhận thì sẽ biết được cần phải làm gì.